TẠI SAO CÁNH HOA SÁP LẠI CÓ MỘT MỘT MẶT NHẴN MỊN VÀ MỘT MẶT NHÁM HƠI RỖ?
Kinh doanh ngành hoa sáp nhiều năm các bạn có bao giờ để ý rằng cánh hoa sáp luôn có một mặt nhẵn mịn còn một mặt hơi nhám hoặc có những vết rỗ li ti không? Nguyên nhân của nó là gì? Và liệu rằng những vết rỗ đó có ảnh hưởng gì tới thẩm mỹ của đầu bông hoa sáp hay không? Có cách nào để khắc phục vấn đề đó không và tại sao nhà sản xuất không xử lý triệt để vấn đề đó?
Đỉnh Việt sẽ giải thích cho các bạn thật cặn kẽ, mong rằng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ được nguyên nhân và yên tâm hơn khi mua hàng nhé.
Nguyên nhân:
Trước hết mình sẽ giải thích cho các bạn là tại sao cánh hoa sáp lại có 2 mặt bóng mịn - nhám rỗ. Trong quá cán sấy tấm sáp sau khi hồ sáp được cham hút sáp đưa lên bánh sấy và sấy khô thì sẽ tạo ra tấm sáp với 2 mặt, một mặt áp trực tiếp vào bánh sấy, mặt còn lại sẽ tiếp xúc với dao gạt. Để dễ hiểu hơn thì các bạn cứ tưởng tượng giống như khi các bạn rán (chiên) trứng trong chảo chống dính vậy, khi các bạn tráng đều trứng vào lòng chảo thì sẽ có 1 mặt trứng tiếp xúc trực tiếp với đáy chảo và 1 mặt lớp trứng sẽ ở trên và mặt lớp trứng tiếp xúc với đáy chảo sẽ luôn luôn mịn hơn mặt trứng ở phía trên cho dù trong quá trình chiên rán bạn có dùng muỗng hay sỉ để gạt bề mặt trứng phí trên thì nó cũng không thể nào mịn bằng mặt phía dưới được. Bề mặt tấm sáp cũng như vậy, mặt sáp áp vào bánh sấy sẽ mịn hơn mặt còn lại.
Nguyên nhân phía sau mặt hoa sáp có những vết rỗ li ti:
Quá trình trộn hồ sáp kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ, và trong quá trình đó hồ sáp bị khuấy trộn liên tục kết hợp với trong hồ sáp có chất tạo bọt do đó không thể tránh khỏi sáp xuất hiện bóng khí và khi hồ sáp được đưa vào cán sấy thì những bóng khí li ti này sẽ bị vỡ ra và tạo thành những vết rỗ, do đó tấm sáp nguyên liệu nào cũng sẽ có những vết rỗ đó chỉ là rỗ nhiều hay rỗ ít mà thôi.
Vậy những vết rỗ đó có ảnh hưởng gì đến chất lượng cũng như thẩm mỹ của đầu bông hoa sáp hay không?
Sau khi tấm sáp được cán sấy ra và cắt định hình cánh sẽ trải qua một thao tác vô cùng quan trọng đó là rập vân và rập cong, với thao tác rập nhiệt này cánh hoa sáp sẽ được rập nén chặt lại và sẽ giúp xử lý tới 40 - 90% những lỗ rỗ li ti đó tuỳ thuộc vào độ cứng và mềm của tấm sáp, tấm sáp mềm sẽ xử lý được gần như tuyệt đối những lỗ li ti đó còn đối với tấp sáp cứng thì sẽ khó xử lý hơn. Tuy nhiên những lỗ li ti này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới thẩm mỹ của đầu bông cả, vì mặt nhám rỗ lúc nào cũng được rập ra phía sau nghĩa là mặt mịn hơn sẽ lộ ra ngoài còn mặt nhám hơn sẽ nằm ở thân bông phía dưới chứ không thấy được ở trên mặt hoa sáp dó đó các bạn hoàn toàn có thể yên tâm, yếu tố quyết định tới thẩm mỹ của hoa sáp là ở độ cong và tròn của đầu bông chứ không nằm ở mặt rỗ li ti kia. Thậm trí là có khi đọc được bài viết này các bạn mới quay lại nhìn đầu bông hoa sáp xem có đúng như vậy không chứ thực ra nhiều bạn cũng chưa bao giờ để ý và phát hiện ra điểm này cả, có đúng không nào.
Cuối cùng là nhà sản xuất có cách nào xử lý triệt để những vết rỗ đó không?
Câu trả lời là có, nhà sản xuất hoàn toàn có thể xử lý những vết rỗ đó, để làm cho mặt ngoài của tấm sáp mịn tới 80% mặt trong thì hoàn toàn có thể làm được, hồ sáp khi cán sấy sẽ được nén chặt hơn ép bỏ gần hết lượng bóng khí trong hồ, tuy nhiên điều này sẽ làm tấm sáp cứng và nặng hơn, không đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như khiến bông sáp bị nặng hơn, khó rập cong hơn, để rập cong sẽ tốn thời gian hơn khiến năng suất cũng giảm theo chưa kể đến hoa sáp nặng sẽ kéo theo giá cước chuyển phát cao không có lợi cho cả nhà sản xuất lẫn khách hàng. Và quan trọng nhất là nó không ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ do đó cái mất sẽ nhiều hơn cái được nên hoàn toàn không cần thiết phải làm như vậy.
Trên đây Đỉnh Việt SF vừa giúp quý khách hiểu rõ hơn về nguyên nhân hoa sáp có 2 mặt một mặt nhẵn mịn còn một mặt nhám rỗ. Quý khách còn điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn đặt hàng vui lòng liên hệ với công ty qua thông tin sau: